Đây là năm thứ 8 liên tiếp Heineken Việt Nam vào Top 3 Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, đồng thời là một trong 5 doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải carbon trong năm 2023.
Để hiện thực hóa cam kết Net Zero, Heineken Việt Nam tập trung vào chiến lược 4Rs với Reduce – giảm tiêu thụ năng lượng bằng các thiết bị tiên tiến và tối ưu quy trình; Replace – thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo; Remove – loại bỏ dư lượng phát thải bằng các dự án bù đắp carbon; và Report – báo cáo và đánh giá tác động trong toàn bộ chuỗi giá trị, lần lượt trong các khâu sản xuất, bao bì, kho vận và làm lạnh.
Trong đó, Heineken Việt Nam còn đặt riêng tham vọng đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực sản xuất vào năm 2025. Nỗ lực hiện thực hóa tham vọng này, doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào lộ trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo tại toàn bộ 6 nhà máy bia.
Hiện tại, một chai thủy tinh của Heineken® có thể được tái sử dụng tới hơn 20 lần sau khi được thu hồi và trải qua quá trình khử trùng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn. Sau chu kỳ này, toàn bộ sẽ được thu gom để tái chế, tối ưu hóa tính tuần hoàn trong quy trình sản xuất.
Bên cạnh đó, mỗi chiếc két nhựa của Heineken® đều có tuổi thọ sử dụng từ 5-10 năm, và tất cả đều được thu gom và tái chế sau đó. Bản thân những vỏ lon Heineken® cũng được thiết kế đặc biệt, giúp công ty HEINEKEN Việt Nam tiết kiệm đến hàng nghìn tấn nhôm mỗi năm.
Đồng thời, 100% điện năng sử dụng trong quá trình sản xuất được thông qua bởi Chứng chỉ thuộc tính năng lượng (EACs) từ các nhà cung cấp được chứng nhận, trong khi HEINEKEN Việt Nam tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, chẳng hạn như cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Hiện tại, 6/6 nhà máy bia trên toàn quốc của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Giúp giảm lãng phí, mặc dù vậy, biện pháp này chỉ giúp tận dụng được phế phẩm sinh học, vẫn phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Heineken được ra đời vào năm 1873, với khởi điểm là một xưởng bia nhỏ tại thành phố Amsterdam, Hà Lan. Với lịch sử hơn 150 năm phát triển, thương hiệu đã phổ biến khắp toàn cầu, một trong những hãng bia được tin dùng và bán với số lượng lớn nhất trên thế giới. Đáng chú ý, Heineken gia nhập thị trường Việt Nam tới nay đã được hơn 30 năm, với nhà máy đầu tiên được xây dựng và đi vào hoạt động từ 1991. Tính tới hiện tại, công ty đã có 6 nhà máy lớn cùng 3.000 nhân viên trên khắp Việt Nam.
Với sự thay đổi ngày càng phức tạp của Biến đổi khí hậu, Heineken Việt Nam cũng có những thay đổi chiến lược trong phát triển xanh – bền vững. Trong đó, công ty đặt tham vọng đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025. Nỗ lực hiện thực hóa tham vọng này, doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vào lộ trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo tại toàn bộ 6 nhà máy bia.
Hiện tại, một chai thủy tinh của Heineken® có thể được tái sử dụng tới hơn 20 lần sau khi được thu hồi và trải qua quá trình khử trùng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn. Sau chu kỳ này, toàn bộ sẽ được thu gom để tái chế, tối ưu hóa tính tuần hoàn trong quy trình sản xuất.
Bên cạnh đó, mỗi chiếc két nhựa của Heineken® đều có tuổi thọ tái sử dụng nhiều lần từ 5-10 năm, và tất cả đều được thu gom và tái chế sau đó. Bản thân những vỏ lon Heineken® cũng được thiết kế đặc biệt, giúp công ty tiết kiệm đến hàng nghìn tấn nhôm mỗi năm.
Hiện tại, 6/6 nhà máy bia trên toàn quốc của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Giúp giảm lãng phí, mặc dù vậy, biện pháp này chỉ giúp tận dụng được phế phẩm sinh học có thể bị vứt bỏ, tuy nhiên vẫn phát thải khí nhà kính ra môi trường. Những giải pháp mới vẫn đang được phát triển để tối ưu hóa kết quả.
Đồng thời, 100% điện năng sử dụng trong quá trình sản xuất được thông qua bởi Chứng chỉ thuộc tính năng lượng (EACs) từ các nhà cung cấp được chứng nhận. (Với EACs, công ty đã chứng minh rằng toàn bộ lượng điện trong tiêu thụ là năng lượng tái tạo), trong khi tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, chẳng hạn như cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Mỗi năm, ngành đồ uống đóng góp xấp xỉ 5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Với việc Heineken – một hãng bia lớn trên toàn thế giới quyết định đi theo hướng phát triển xanh sẽ góp phần không nhỏ tới giảm thiểu BĐKH trên thế giới, kéo theo đó là hàng loạt công ty khác trong và ngoài ngành này cũng sẽ đi theo hướng phát triển xanh.
Mời bạn đọc đóng góp ý kiến về cách xây dựng một mô hình kinh doanh bền vững, về cách doanh nghiệp được đề cập có thể phát triển xanh hơn, hoặc về suy nghĩ của bạn với bài viết nhé! Sự đóng góp và chia sẻ của bạn sẽ có thể thay đổi thế giới!